Học tiếng Nhật tổng quát P2

Cùng học tiếng Nhật với Du học Xanh

Bài 4: Bây giờ là mấy giờ.

Anh Cường đã sẵn sàng tham gia cuộc họp. Anh muốn đảm bảo là anh không đến muộn, vì anh biết rõ sự đúng giờ của người Nhật.

Mẫu câu chính: IMA, NANJI DESU KA?


Nội dung hội thoại

クオン

Cường

いま何時ですか?

IMA, NANJI DESU KA?

Bây giờ là mấy giờ ạ?

山田

Yamada

4時15分です。

YOJI-JÛGOFUN DESU.

4 giờ 15 phút.

クオン

Cường

会議は何時に終わりますか?

KAIGI WA NANJI NI OWARIMASU KA?

Cuộc họp kết thúc mấy giờ ạ?

山田

Yamada

5時ごろですよ。

GOJI GORO DESU YO.

Khoảng 5 giờ đấy.

 Bí quyết sống ở Nhật Bản (じょうたつのコツ)


Nhiều người nước ngoài tới thăm Nhật bản thường ngạc nhiên khi thấy tàu điện chạy rất đúng giờ. Đa số người Nhật rất thích làm việc đúng giờ giấc. Theo kết quả khảo sát ý kiến của một hãng sản xuất đồng hồ tầm cỡ, trả lời câu hỏi: “Khi đi làm bằng tàu điện, tàu đến chậm mấy phút thì anh/chị thấy sốt ruột?”, cứ 2 người thì có 1 người cho biết: "Trong vòng 5 phút mà tàu không đến là thấy sốt ruột rồi”.

Người Nhật coi việc đến trước giờ hẹn 5 phút là một quy tắc trong giao tiếp. Bạn sẽ thường xuyên thấy người khác nói rằng, họ có mặt ở địa điểm đúng giờ, nhưng hóa ra lại là người đến sau cùng. Đặc biệt, khi hẹn làm việc, đến muộn rất dễ bị mất lòng tin nên khi thấy có thể bị muộn giờ thì nên gọi điện thông báo, vì chỉ muộn 5 phút là rất nhiều người Nhật đã sốt ruột rồi.

 

Bài 5: Chị có về cùng với tôi không?

Mẫu câu chính: ISSHO NI KAERIMASEN KA?


Nội dung hội thoại

クオン

Cường

山田さん、一緒に帰りませんか?

YAMADA-SAN, ISSHO NI

KAERIMASEN KA?

Chị Yamada ơi, chị có về cùng với tôi không?

山田

Yamada

ごめんなさい。
まだ仕事が終わりません。
クオンさんも手伝ってください。

GOMENNASAI. 
MADA SHIGOTO GA OWARIMASEN. KUON-SAN MO TETSUDATTE KUDASAI.

Tôi xin lỗi. 
Công việc của tôi vẫn chưa xong.
Anh Cường hãy giúp tôi với.

クオン

Cường

 えーと、今日は残業できません。

ÊTO, KYÔ WA ZANGYÔ DEKIMASEN.

Umm... hôm nay tôi không thể làm thêm giờ được.

山田

Yamada

えっ…。

E'...?

Thế à…


Bí quyết sống ở Nhật Bản (じょうたつのコツ)


Giờ làm việc của nhiều công ty Nhật Bản bắt đầu từ 9 giờ sáng, kết thúc lúc 5 giờ chiều, nhưng gần đây, ngày càng có nhiều nơi áp dụng chế độ giờ làm việc linh hoạt, cho phép nhân viên ở mức độ nào đó có thể tự điều chỉnh giờ làm việc của mình. Mọi người rất thích chế độ giờ làm việc như thế, vì họ có thể tránh được giờ cao điểm và có thể làm việc phù hợp với nhịp sinh hoạt hàng ngày.

Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều người dù đã xong phần việc của mình vẫn ngại không muốn về vì thấy đồng nghiệp và cấp trên đang làm việc ngoài giờ. Chính lúc này, người Nhật rất hay dùng một câu để biểu lộ sự quan tâm đến đồng nghiệp, đó là OSAKI NI SHITSUREI SHIMASU nghĩa là “Tôi xin phép về trước”.

Anh Cường thông báo với cấp trên về kế hoạch cho ngày mai. Dường như sáng mai anh Cường định đi đâu đó.

Bài 6: Sau khi đi ngân hàng, tôi sẽ đến công ty

Mẫu câu chính: GINKÔ NI ITTE KARA, KAISHA NI KIMASU


Nội dung hội thoại

クオン

Cường

明日の朝、市役所と銀行に行ってから、
会社に来ます。

ASHITA NO ASA, SHIYAKUSHO TO GINKÔ NI ITTE KARA, 
KAISHA NI KIMASU.

Sáng mai, tôi đi tòa thị chính và ngân hàng, rồi sau đó đến công ty ạ.

部長

Trưởng ban

そうですか。
午前中に市役所と銀行ですね。

SÔ DESU KA. 
GOZENCHÛ NI SHIYAKUSHO TO GINKÔ DESU NE.

Vậy à? 
Buổi sáng, cậu đi tòa thị chính và ngân hàng hả?

クオン

Cường

はい。銀行で口座を開きます。

HAI. GINKÔ DE KÔZA O HIRAKIMASU.

Vâng. Tôi sẽ mở một tài khoản ở ngân hàng.

 
Bí quyết sống ở Nhật Bản (じょうたつのコツ)


Số người nước ngoài sinh sống ở Nhật Bản đang tăng lên. Do khác nhau về tập quán, văn hóa, nên giữa người nước ngoài với người Nhật cũng xảy ra nhiều vấn đề hơn. Chính quyền các địa phương đang thực hiện nhiều biện pháp để hạn chế những vấn đề đó.

Tại trụ sở hoặc trên trang web của chính quyền địa phương đều có hướng dẫn bằng tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, Trung Quốc, Triều Tiên, Bồ Đào Nha, và tiếng Tagalog của Philipin. Có cả thông tin về các cơ sở y tế sử dụng tiếng Anh, thông tin về các dịch vụ công cộng và hướng dẫn vứt rác. Ví dụ, báo cũ cần phải gom lại, đến ngày nhất định trong tuần mới đem ra vứt, vì các nơi quy định ngày thu gom rác khác nhau. Ngoài ra, còn có thông tin về hoạt động văn hóa trong khu phố và giới thiệu những khóa học tiếng Nhật do tình nguyện viên giảng dạy.

 

Anh Cường đã đến ngân hàng để mở tài khoản. Anh nhận thẻ ghi số thứ tự xếp hàng và đang đợi đến lượt.

 

Bài 7: Tôi muốn mở một tài khoản ngân hàng...

Mẫu câu chính: KÔZA O HIRAKITAI N DESU GA


Nội dung hội thoại

銀行員

Nhân viên ngân hàng

今日はどのようなご用件ですか?

KYÔ WA DONO YÔ NA GO-YÔKEN DESU KA?

Tôi có thể giúp gì ạ?

クオン

Cường

口座を開きたいんですが…。

KÔZA O HIRAKITAI N DESU GA...

Tôi muốn mở một tài khoản...
Nhân viên ngân hàng

銀行員 こちらにお名前とご住所、
お電話番号を書いてください。

KOCHIRA NI O-NAMAE TO GO-JÛSHO, O-DENWA BANGÔ O KAITE KUDASAI.

Xin hãy viết tên, địa chỉ, số điện thoại vào đây.

Bí quyết sống ở Nhật Bản (じょうたつのコツ)


Một trong những đặc điểm văn hóa của Nhật Bản khiến người nước ngoài ngạc nhiên là con dấu INKAN hoặc HANKO. Ở Nhật Bản, khi một người thực hiện các giao dịch quan trọng như mở tài khoản ngân hàng, hay ký hợp đồng nhà ở, không thể thiếu HANKO. Con dấu này được làm bằng gỗ, đá hoặc nhựa, có khắc họ của chủ nhân. Ở một số ngân hàng, chữ ký và con dấu có hiệu lực như nhau, nên có những nơi chỉ cần ký tên cũng có thể mở tài khoản được.

Con dấu còn được dùng cho nhiều công việc khác trong cuộc sống hàng ngày như xác nhận “đã nhận” thư bảo đảm và bưu phẩm. Những con dấu được làm sẵn, khắc những cái họ điển hình của người Nhật như SATÔ, SUZUKI và TAKAHASHI có thể mua được dễ dàng ở các cửa hàng. Tên người nước ngoài, hay những tên họ hiếm gặp cũng có thể đặt hàng và người ta sẽ làm cho bạn.

Bài 8: Tôi nên làm gì.

Mẫu câu chính: DÔ SHIYÔ


Nội dung hội thoại

クオン

Cường

どうしよう…。
財布を落としてしまいました。

DÔ SHIYÔ… 
SAIFU O OTOSHITE SHIMAIMASHITA.

Làm thế nào bây giờ...
Tôi đánh rơi ví mất rồi.

山田

Yamada

本当?
いつ最後に使いましたか?

HONTÔ? 
ITSU SAIGO NI TSUKAIMASHITA KA?

Thật không? 
Anh dùng nó lần cuối khi nào?

クオン

Cường

いつかな…。

ITSU KANA...

Lúc nào nhỉ...

山田

Yamada

とにかく警察に届けましょう。

TONIKAKU KEISATSU NI TODOKEMASHÔ.

Dù sao thì hãy cứ báo cảnh sát đã.

Bí quyết sống ở Nhật Bản (じょうたつのコツ)


Khi nhặt được ví hay điện thoại di động, người Nhật nghĩ ngay là "phải báo cho cảnh sát mới được!" Và khi bị mất đồ quí giá, họ cũng liên lạc với cảnh sát, báo họ bị mất đồ gì và ngày giờ bị mất. Nếu có người đem nộp, cảnh sát nhận được, sẽ liên lạc với người bị mất. Vậy nên, trong đoạn hội thoại trên, chị Yamada mới nói "Dù sao thì hãy cứ báo cảnh sát đã".

Đồn cảnh sát trong các thành phố được gọi là KÔBAN. Đồn cảnh sát được lập ra theo chế độ bảo vệ an ninh trật tự Tokyo từ hơn 100 năm trước đây, sau đó mới được mở rộng trên toàn đất nước Nhật bản. Cảnh sát làm việc ở đây được gọi thân mật là OMAWARISAN. Công việc của họ chủ yếu là đi tuần tra trong khu vực đồn phụ trách, và cũng có rất nhiều công việc khác, như tới hiện trường xảy ra tai nạn, phạm tội, hay là giám hộ trẻ lạc. Và đồn cảnh sát còn là nơi tin cậy số một khi bạn bị lạc đường trong một thành phố xa lạ.

BACK TO TOP